III – CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LICH
Ở đồng bằng, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh còn ở trung du miền núi thì còn thiếu
các phương tiện và điều kiện đi lại
1. Mạng lưới giao thông đường bộ ô tô:
- Từ Hà Nội đi lên các tỉnh miền núi phía bắc có đường quốc lộ số 1, 2, 3, lên Tây
bắc có quốc lộ 6, ra biển có quốc lộ 5, nối với các tỉnh phía nam có quốc lộ 1.
2. Mạng lưới giao thông đường sắt:
Các tuyến giao thông đường sắt chạy song song với các trục đường bộ. Tât cả các
điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế đều có thể đi bằng các tuyến giao thông khác
nhau.
3. Mạng lưới giao thông đường hàng không
Có sân bay quốc tế Nội Bài lớn thứ 2 của cả nước. Sân bay Gia Lâm, Sân bay Điện
Biên, Cát Bà, sân bay Vinh đều phục vụ đón khách du lịch Halong
bay Vietnam.
3. Mạng lưới giao thông đường biển
Có cảng Hải Phòng lớn thứ 2 của cả nước, có thể đón hàng chục ngàn khách du lịch.
Tuy vậy, việc đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông đường sá nhằm tạo
thuận lợi và rút ngắn thời gian đi lại cho khách du lịch là đặc biệt quan trọng và rất
thiết thực để phát triển du lịch vùng này.
4. Có nhiều cửa khẩu quan trọng: Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh (Lạng Sơn)…
IV- SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
CHỦ YẾU
1. Sản phẩm du lịch
Tại vùng kinh tế Bắc Bộ sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hoá kết hợp với du
lịch tham quan nghiên cứu.
1.1. Tham quan nghiên cứu nền văn hoá Việt Nam
- Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
+ Tại Việt Trì: Đền Hùng
+ Tại Lạng Sơn, Cao Bằng: Chi Lăng, Pắc Pó, Đông Khê, Thất Khê
+ Tại Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên: An toàn khu Sơn Dương, Tân Trào,
+ Tại Ninh Bình: Hoa Lư, Tam Điệp
+ Tại Quảng Ninh – Hải Phòng có Vân Đồn, Yên Tử, Côn Sơn, S. Bạch Đằng
- Các di sản văn hoá, nghệ thuật truyền thống: chèo tuồng, múa rối nước, âm nhạc
cổ truyền, hát quan họ, hát ca trù…
- Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh: thuộc các nền văn minh, văn hoá của các dân tộc
như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Nguyên (rằng tháng 7 AL), tết Trung Thu.
- Các làng nghề truyền thống
+ Làng gốm: Hương Canh (Vĩnh Phúc), Đông Triều, Lò Chum (Thanh Hoá)
+ Làng mộc: Nội Duệ, Đồng Kỵ (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Lỗ Khê (Đông Anh – Hà Nội).
Sản phẩm chủ yếu ở đay là chạm gỗ, chạm là làm nổi, trổ là làm thủng. Người thợ đã
dùng bàn tay khéo léo của mình khắc chạm vào các sản phẩm hoành phi, câu đối, sập
gụ, tủ chè, tượng phật, đồ thờ. Sau khi chạm rồng bay phượng múa lân chầu, các tích
tuồng cổ đã làm tăng giá trị sản phẩm lên gấp bội.
+ Nghề khảm:
người thợ khảm dùng nguyên liệu là gỗ tốt, sơn ta để gắn vào võ trai ốc nhằm tạo ra các
tác phẩm là nghệ thuật, hay các hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp. Hàng khảm có nhiều
loại như tủ chè, sập, ghế bành, hoặc các bức tranh phong cảnh, đồ trang sức, album,
khay…nổi tiếng là làng Chuôn ( Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây)
No comments:
Post a Comment