Thursday, October 13, 2011

Các khía cạnh kinh tế của du lịch sinh thái - Halong bay Vietnam

Có nhiều thành phần tham gia vào lĩnh vực du lịch sinh thái, bao gồm các công ty du lịch, các nhà quản lý khu thiên nhiên và các cộng đồng địa phương. Tất cả họ có một điểm chung là tìm kiếm lợi nhuận kinh tế từ du lịch sinh thái, hoặc là hoạt động buôn bán và lời lãi của các công ty du lịch, phí sử dụng hay tăng cường ủng hộ về chính trị đối với quản lý các khu thiên nhiên, hay nghề nghiệp và thu nhập của các cộng đồng địa phương. Mặc dù vậy, nhiều người quan sát cho rằng các lợi nhuận về kinh tế mà người ta kỳ vọng thu được từng ngành du lịch sinh thái không đạt được một cách đầy đủ. Chương này nêu lên ba khía cạnh về kinh tế của du lịch sinh thái Halong bay Vietnam:
ã phần đóng góp của du lịch trong chi phí và lợi nhuận của các khu thiên nhiên
ã phí sử dụng và thu nhập từ các nguồn để hỗ trợ bảo vệ các khu tự nhiên; và
ã du lịch sinh thái và phát triển kinh tế.
Phần cuối cùng được thảo luận tương đối ngắn vì nó đã được đề cập đến trong các chương khác của cuốn sách này. Chương này tập trung vào các nguyên tắc chung đồng thời đưa ra một số ví dụ về chiến lược và biện pháp nâng cao lợi nhuận kinh tế và tổng thu nhập. Song có sự khác biệt lớn ở các địa điểm khác nhau không chỉ về sự hấp dẫn của nơi đó mà còn khác nhau cả về điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị. Do đó mức độ phù hợp và hiệu quả của các biện pháp và chiến lược sẽ khác nhau ở từng điểm. Có rất nhiều tài liệu về rất nhiều khía cạnh khác nhau của du lịch sinh thái, và trong chương này cũng tham khảo một vài trong số tài liệu đó. Tác giả Wells (1997) cũng cung cấp tổng quan vấn đề và danh sách các tài liệu đáng tham khảo.

Phần đóng góp của du lịch trong chi phí và lợi nhuận

của các khu thiên nhiên

Các khu thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, và một vài ích lợi do chúng mang lại có thể đưa vào khuôn mẫu phân tích chi phí - lợi nhuận kinh tế. Một trong số các ích lợi này là tạo ra các cơ hội cho ngành du lịch. Các khu
thiên nhiên còn giúp bảo vệ khu vực (rừng) đầu nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học và các quy trình sinh thái, các cơ hội giáo dục và nghiên cứu, các lựa chọn, và trong một vài trường hợp, nó còn tạo ra nhiều ích lợi có tính tiêu thụ khác (consumptive benefits) (xem chi tiết trong nghiên cứu của Dixon và Sherman, 1990). Song dĩ nhiên các khu thiên nhiên cũng cần nhiều chi phí, trong đó có các chi phí trực tiếp như chi phí xây dựng và bảo dưỡng, chi phí gián tiếp như việc các loài động vật được bảo vệ gây tổn hại đến các hoạt động nông nghiệp, và các chi phí cơ hội do không thể sử dụng đất cho các mục đích khác.
Trong một vài trường hợp, ích lợi của du lịch sinh thái có thể là rất lớn, và thực tế là có ý nghĩa quan trọng trong việc có nên quyết định đưa một khu thiên nhiên thành khu bảo vệ. Tuy vậy, những lợi ích này không phải lúc nào cũng thấy được rõ ràng, đặc biệt khi đó là điểm du khách được tham quan miễn phí. Trong khi đánh giá chi phí và lợi nhuận, ích lợi của du lịch sinh thái được đánh giá bằng các giá trị kinh tế và được biểu hiện bằng ý thúc sẵn sàng trả/chi tiền (WTP) để tham quan. Một điểm quan trọng là WTP là điều cốt yếu kể cả khi du khách không trả một loại phí nào khi đến tham quan.

No comments:

Post a Comment