Không có lý gì lại mong đợi khu vực
doanh nghiệp nhỏ của ngành công nghiệp du lịch sinh thái sẽ có đủ khả năng cung
cấp kinh phí hoàn toàn cho các chương trình của bản thân các doanh nghiệp này.
Trong thực tế, hầu như ở tất cả các nước trên thế giới đều thiếu kinh phí cho
những chương trình như vậy. Nghiên cứu của Hiệp hội Du lịch Sinh thái chỉ ra
rằng các doanh nghiệp du lịch và nhà nghỉ sẵn sàng trả tiền cho việc đánh giá
hoặc tổ chức gây quỹ cho các chương trình về du lịch sinh thái của họ (The
Ecotourism Society, 1993), nhưng lệ phí sẽ không bao giờ đủ để trang trải cho
một chương trình độc lập để đánh giá việc thực thi này. Việc thực hiện quá
trình giám sát tại Halong
bay Vietnam sẽ vô cùng tốn kém kể cả ở mức độ địa phương, quốc gia hay
quốc tế. Một số công ty tư nhân và một vài nhóm thương mại quốc tế đang bắt đầu
tham dự vào trò chơi có hạng này qua việc đưa ra các con dấu xanh cho việc thu
lệ phí trực tiếp, hoặc các con dấu xanh liên quan đến một chương trình tư vấn
mà có thể giúp đỡ những nơi ăn nghỉ của du lịch sinh thái làm xanh các khách
sạn của họ. Trong khi các chương trình này đa dạng và biến đổi phù hợp với các
lợi ích, chúng không giải quyết được vấn đề sắp đặt các tiêu chuẩn xác thực và
có thể chấp nhận được ở mức quốc gia và quốc tế về lĩnh vực chịu trách nhiệm.
Tất cả
các tuyến tham quan có nhu cầu lớn về du lịch hiện nay đã nhận thức được các
tiêu chuẩn của du lịch sinh thái (Tyel, 1997), và ngành này đã thấy được sự cần
thiết về các chương trình tạo kinh phí hợp pháp. Thực tế ở các nước như Kenya,
ngành kinh doanh du lịch đang đòi hỏi sự trợ giúp từ phía chính phủ ở cấp độ
quốc gia để thình thành nên các chương trình tạo kinh phí hợp pháp cho du lịch
sinh thái. Căn cứ vào các chi phí cho việc khai trương một chương trình có sự
giám sát thích hợp và thiết kế mức định giá thuế, diều mà khu vực tư nhân làm
việc với chính phủ để giành được kinh phí quốc gia đang bị chì trích. Sử dụng
những hướng dẫn của Hiệp hội Du lịch Sinh thái hoặc Hiệp hội Du lịch Sinh thái
Australia sẽ làm cho quá trìnhthực thi một chương trình mới giảm bớt phần
nghiên cứu, và tăng tính khả thi của một hệ thống đáp ứng được những chỉ tiêu
quốc tế.
Công nghiệp du lịch sinh thái đã
tiến hành rất nhiều các dự án đổi mới trong năm năm qua cho sự bảo tồn và bền
vững. Một hiệp hội các nhà quản lý khu bảo tồn ở Costa Rica đang làm việc trực
tiếp với tổ chức Dịch vụ Vườn Quốc gia Costa Rica để trợ giúp những doanh
nghiệp du lịch sinh thái, những người quản lý các tài nguyên sinh vật (The
Ecotourism Society, 1997b). Quỹ ACEER ở Peru đang được giao trách nhiệm bảo vệ
hơn 100.000 hecta rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh do sự thành công từ các hội
thảo về Rừng mưa Nhiệt đới của Hiệp hội các Hành trình Quốc tế. Hiện nay, nền
móng của sự đổi mới này đang ngấm sâu vào giáo dục địa phương và các vấn đề
phát triển và đứng ở vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bảo tồn ở Peru. Các tổ chức
lớn về bảo tồn như Quỹ Ðộng vật Hoang dại và Hiệp Hội Bảo tồn Tài nguyên Thiên
nhiên Quốc tế Halong bay Vietnam đã tránh xa du lịch sinh thái bởi nhận thức không đầy đủ
của họ về ngành du lịch này, nhưng ngày nay họ đang thiết lập các dự án du lịch
sinh thái như một công cụ bảo tồn trên khắp thế giới. Thậm trí cả các ngân hàng
phát triển cũng đang cố gắng tham gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, họ thấy rằng
thường (chứ không phải là không) các dự án du lịch sinh thái có quy mô nhỏ rất
khó được cung cấp kinh phí bởi vì các dự án của ngân hàng thường điển hình là
trong khoảng 5-10 triệu đôla hoặc hơn (Hawkins, 1996).
No comments:
Post a Comment